Nấm mốc máy ảnh - lời nguyền đã có thuốc giải

Khi chúng ta để máy ảnh ở điều kiện môi trường thường thì sau một thời gian khó tránh khỏi tình trạng nấm mc. Đặc biệt là trong những ngày trời nồm ẩm. Nấm mốc có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến máy ảnh nói chung và lens nói riêng. Từ đó dẫn tới chất lượng ảnh cũng bị tác động không nhỏ. Vậy sử dụng tủ chống ẩm có thể khắc phục được tình trạng nấm mốc này hay không?

Các loại nấm mốc ở máy ảnh và tác hại của chúng?

Nấm mốc là “kẻ thù” của máy ảnh đặc biệt là lens máy ảnh. Mà nguyên nhân chính để phát sinh nấm mốc chính là độ ẩm quá cao. Cụ thể, khi độ ẩm trong không khí quá cao (>70%), đặc biệt là những ngày trời nồm. Tạo điều kiện, môi trường lý tưởng cho sự phát sinh vi khuẩn cũng như nấm mốc.

 

Nấm mốc rễ tre trên thấu kính

Những loại vi khuẩn bám trên máy có thể hình thành nên các loại nấm mốc. Chúng kết hợp với những dưỡng chất có sẵn trên lens máy. Như dấu vân tay, sợi sinh học, các tế bào chết,... giúp chúng phát triển vô cùng mạnh mẽ, có thể bám kín cả bề mặt lens máy. Sau khi nguồn dưỡng chất hết, những đoạn nấm như rễ tre này sẽ chết đi. Chúng để lại phần “xác” trên máy, gây ảnh hưng lớn tới chất lượng ảnh như gây các vệt đen, độ tương phản giảm, ảnh mờ nhòe,... Lớp phủ trên bề mặt thấu kính cũng bị ăn mòn.

Có một số loại nấm mốc phổ biến xuất hiện trên máy ảnh, cụ thể như sau:

     Nấm ố: đây là hiện tượng thấu kính của máy ảnh bị nấm ăn thành các mảng lớn hình tròn. Tại những điểm nấm ố đi qua, kính bị mù đục, có một số trường hợp ánh lên màu vàng xanh.

     Nấm mốc sương mù: loại nấm này khiến bề mặt thấu kính bị bao phủ bởi một lớp mờ như sương mù. Nguyên nhân là do lens để trong môi trường ẩm thấp lâu ngày khiến bị ẩm quá nặng, hơi ẩm không thoát ra ngoài được. Do đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Nấm mốc gây mờ, ố trên thấu kính

     Mối rễ tre: tình trạng rễ tre là dấu hiệu cho thấy nấm yếm khí đang phát triển trên bề mặt thấu kính. Lượng nấm ít thì có dạng chân vịt, còn khi đã phát triển với số lượng nhiều lại là dạng dài hình rễ tre. Ban đầu khi nấm mới phát sinh, chúng chỉ bám ở mặt ngoài. Theo thời gian sẽ ăn vào các lớp bên trong làm cho ống kính bị hỏng không dùng được

Ngoài ảnh hưởng đến thấu kính, những nấm mốc này cũng gây hại cho các bộ phận cơ học khiến máy chập chờn, khó lấy nét, khó zoom,...

Dùng tủ chống ẩm có chống được nấm mốc không?

Để tránh cho tình trạng nấm mốc không ngừng “ăn” thấu kính. Nhiều người đã lựa chọn cho mình những chiếc tủ chống ẩm. Tuy nhiên có không ít người mới theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh và không chuyên thắc mắc. Liệu những chiếc tủ này có thực sự chống được nấm mốc hay không?

 

Câu trả lời sẽ có trong phần dưới. Mời bạn cùng đón đọc.

Để tránh nấm mốc phát sinh, chúng ta cần “cách ly” máy ảnh và độ ẩm cao, để chúng không tiếp xúc với nhau. Ở điểm này, chỉ có tủ chống ẩm đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ.

Tủ chống ẩm cho khả năng chống nấm mốc tốt

 

Những chiếc tủ chống ẩm hiện nay sử dụng công nghệ hút ẩm, làm lạnh IC. Không khí ẩm sẽ bị ngưng tụ thành những hạt hơi nước siêu nhỏ. Sau đó bị hút ra ngoài và làm bốc hơi. Đặc biệt khả năng hút ẩm lớn kết hợp cùng với dải độ ẩm dao động trong khoảng 25 - 60%. Giúp người dùng có thể điều chỉnh độ ẩm tùy ý cho từng loại vật dụng cần bảo quản.

Hơn nữa, độ ẩm gần như không có cơ hội xâm nhập vào trong tủ. Bởi tủ được hàn đính bằng tôn vô cùng chắc chắn không có khe hở. Phần gioăng cao su ở cửa tủ chống ẩm giúp tạo sự kín khít. Ổ khóa inox giúp cho chúng ta khóa chặt tủ, hạn chế tình trạng “tự ý” mở tủ khiến cho độ ẩm xâm nhập vào bên trong.

Từ những thông tin trên đây chúng ta có thể thấy được tủ chống ẩm thực sự là một thiết bị tối ưu cho việc bảo vệ máy ảnh khỏi nấm mốc. Hãy lựa chọn cho mình những thiết bị chống ẩm phù hợp nhất để đảm bảo chất lượng máy ảnh.

------------------------------------

Bài viết tham khảo: 

TOP 5 thương hiệu tủ chống ẩm tốt nhất tại Việt Nam

Mua tủ chống ẩm máy ảnh Hà Nội ở đâu chính hãng

 

Nhận xét