Sửa tủ chống ẩm đúng cách nhất có thể bạn chưa biết

 

Tủ chống ẩm là một thiết bị bảo quản đồ vật quan trọng trong các gia đình. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu thất thường của Việt Nam, việc xảy ra hỏng hóc trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi. Phải làm thế nào để sửa tủ chống ẩm khi nó xảy ra vấn đề? Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi tới cho chúng tôi. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu những cách sửa tủ chống ẩm an toàn, hiệu quả nhất nhé!

Sửa tủ chống ẩm tại nhà đúng cách

Những nguyên nhân dẫn đến tủ chống ẩm bị hỏng

Sau một thời gian dài sử dụng, dưới sự ảnh hưởng của thời tiết và các tác động ngoại lực. Việc tủ chống ẩm xảy ra hư hỏng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để sửa máy hút ẩm một cách nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Cần thiết phải tìm ra nguyên nhân cụ thể để có phương án khắc phục và sửa chữa.

sửa tủ chống ẩm máy ảnhNguyên nhân dẫn đến tủ chống ẩm bị hỏng là gì?

Đồng hồ đo độ ẩm xảy ra vấn đề

Đây cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến tủ chống ẩm bị hỏng. Đồng hồ đo độ ẩm là bộ phận quan trọng giúp người dùng xác định được độ ẩm bên trong tủ. Điều đó giúp bảo quản các thiết bị một cách an toàn. Đồng đồ đo độ ẩm bị hỏng kéo theo sự chênh lệch giữa thông số hiển thị và thông số thực tế. Do đó, thiết bị được bảo quản dễ xảy ra sự cố hơn. Thậm chí là hư hỏng nặng do sự xâm nhập của độ ẩm từ bên ngoài.

Những biểu hiện của đồng hồ đo độ ẩm xảy ra vấn đề bao gồm:

  • Kim hiển thị độ ẩm bị lệch
  • Thông số hiển thị sai với lệnh cài đặt
  • Các nút điều chỉnh trở nên kém nhạy hơn

Tủ chống ẩm bị hỏng có thể do IC hút ẩm gặp trục trặc

Tủ chống ẩm sử dụng công nghệ ngưng tụ dưới dạng sương. Sau đó hơi ẩm được đưa ra bên ngoài. Điều này được thực hiện hoàn toàn nhờ vào bộ phận IC. Trong trường hợp, IC hút ẩm xảy ra vấn đề, độ ẩm sẽ nhanh chóng trở lại như lúc ban đầu. Điều này gây hư hại cho các thiết bị được bảo quản. Đặc biệt là những thiết bị quang học như máy ảnh, máy quay, ống kính…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tủ chống ẩm còn thường xuyên gặp phải các vấn đề khác như đèn LED chập chờn, khay đựng bị hỏng, lớp gioăng cao su bị bong, đế tủ bị lệch… Đó đều là những vấn đề mà tủ chống ẩm thường xuyên gặp phải sau một thời gian dài sử dụng.

Cách khắc phục khi tủ chống ẩm bị hỏng

Trong trường hợp tủ chống ẩm xảy ra các vấn đề đã kể trên. Các bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây để khắc phục tạm thời. Đối với trường hợp tủ chống ẩm bị hỏng nặng hơn, cần đem thiết bị tới các đơn vị sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa một cách nhanh chóng.

tủ chống ẩm bị hỏngNhững cách khắc phục khi tủ chống ẩm bị hỏng

Khởi động lại tủ chống ẩm

Hai vấn đề chính mà tủ chống ẩm thường gặp phải là đồng hồ đo xảy ra sai số và IC hút ẩm có trục trặc. Ngay lúc này hãy thực hiện những bước kiểm tra cơ bản. Đầu tiên, người sử dụng phải ngắt nguồn điện từ tủ chống ẩm, sau đó đợi trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Khởi động lại tủ và thực hiện đầy đủ các thao tác cài đặt ban đầu. Sử dụng thiết bị đo độ ẩm chuyên dụng để xác định sự chênh lệch độ ẩm thực tế và độ ẩm hiển thị trên đồng hồ đo. Nếu tủ chống ẩm vẫn hiển thị sai số thì hãy liên lạc ngay với các trung tâm bảo dưỡng để được sửa chữa, thay mới các bộ phận kịp thời.

Kiểm tra các kết nối và nút điều chỉnh

Trong trường hợp, người sử dụng đã thực hiện hết tất cả các thao tác khởi động và cài đặt cho tủ nhưng đồng hồ đo vẫn không hoạt động. Nguyên nhân của vấn đề này có thể bắt nguồn từ các kết nối. Hãy ngắt nguồn điện ngay lập tức. Kiểm tra các kết cổng kết nối và đường dây. Ngoài ra, các bộ phận cảm ứng bị lỗi cũng là nguyên nhân dẫn đến tủ chống ẩm không hoạt động. Cảm ứng hút ẩm, cảm ứng nhiệt và hệ thống làm lạnh là các bộ phận quan trọng của tủ chống ẩm. Một trong số đó xảy ra vấn đề sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tủ. Người dùng nên nhanh chóng đem tủ chống ẩm đến các trung tâm sửa chữa để được sửa chữa trong thời gian sớm nhất.

Thay mới các phụ kiện tủ chống ẩm

Các thiết bị, bộ phận hỗ trợ hư hỏng cũng làm giảm hiệu năng của tủ chống ẩm. Do đó cần thiết phải tiến hành kiểm tra thật kỹ. Đối với các vấn đề từ gioăng cao su, ổ khóa, chân đỡ, khay đựng… Người sử dụng hoàn toàn có thể thay mới tại nhà nếu chúng bị hư hỏng. Việc thay mới tại nhà giúp người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Trường hợp lớp sơn tĩnh điện bị bong tróc hay gỉ sét. Sử dụng giấy nhám để chà nhẹ những phần trên sau đó phun lại một lớp tĩnh điện hoàn toàn mới. Điều này giúp bảo vệ bề mặt tủ trước sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài hay sự xâm nhập của các hóa chất oxi hóa.

Những lưu ý khi sửa chữa tủ chống ẩm

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần đặc biệt quan tâm đến vị trí đặt tủ và các phương pháp bảo quản tủ chống ẩm để thiết bị này hoạt động hiệu quả nhất. Dưới đây là những lưu ý khi sửa tủ chống ẩm mà các bạn cần lưu ý!

sửa tủ chống ẩmMột số vấn đề cần lưu ý khi sửa tủ chống ẩm
  • Kiểm tra thật kỹ các bộ phận tủ để nhanh chóng phát hiện vấn đề cần khắc phục.
  • Trường hợp phải mang tủ chống ẩm đi sửa chữa, hãy lựa chọn các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa thật sự uy tín.
  • Lựa chọn phụ kiện thay thế chính hãng, đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp sử dụng phụ kiện không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến hiệu năng của tủ chống ẩm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về cách sửa tủ chống ẩm bị hỏng an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn đọc còn câu hỏi hay thắc mắc nào thì hãy comment ngay ở phía bên dưới để được giải đáp kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

---------------------------------------------------------

Xem thêm:

Nhận xét